Rượu ngâm từ củ Ba Kích có nhiều công dụng như bổ thận, chữa đau lưng, chữa huyết áp… Hôm nay chuyên mục tư vấn của Rượu Ông Đường xin hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu ba kích tím tươi hoặc khô đơn giản tại nhà.
Lượng ba kích ngâm hợp lý
– Thông thường lượng ba kích ngâm có thể nhiều ít khác nhau tùy ở mỗi sở thích của mỗi người tuy nhiên một công thức chuẩn nhất là ngâm 1 kg ba kích tươi với 5 lít rượu trắng.
Công thức chuẩn nhất là ngâm 1 kg ba kích tươi với 5 lít rượu trắng
Chọn rượu để ngâm ba kích
– Rượu để ngâm ba kích là rượu nếp trắng, men ta chú ý không nên lấy rượu men tầu.
– Rượu nếp từ 40 độ trở lên
– Rượu đã được để vài tháng càng tốt
Rượu dùng để ngâm Ba Kích phải là Rượu nếp trắng có nồng độ trên 40 Vol
>> Xem thêm: Rượu nếp trắng gia truyền Ông Đường
Nguyên tắc ngâm rượu ba kích
– Trong ba kích có rất nhiều thành phần hóa học quý, khi ngâm ba kích chú ý chọn những củ ba kích tươi ngâm ngay sẽ tốt hơn ba kích khô. Vì ba kích khi phơi khô sẽ mất một số chất có lợi cho sức khỏe như Vitamin C chẳng hạn
– Ba kích tím ngâm tốt hơn ba kích trắng
– Không nên để lõi của củ ba kích khi ngâm vì sẽ rất dễ bị đau đầu khi uống rượu ba kích có ngâm cả lõi.
Rượu thành phẩm có màu tím nhạt tự nhiên
Cách ngâm rượu Ba Kích như sau
– Ba kích tím tươi rửa sạch bằng nước nhiều lần, nước cuối cùng rửa bằng rượu trắng. Sau đó để ra 1 chỗ cho ráo nước.
– Khi ba kích đã ráo nước tiến hàng bóc lõi ra bỏ đi chỉ lấy lại phần thịt của củ
– Rượu có thể ngâm vào bình thủy tinh hoặc chum sành ngâm rượu. Như nhà mình thường ngâm vào chum sành sau đó hạ thổ.
>> Xem thêm: Rượu nếp cái hoa vàng hạ thổ
– Ba kích sau khi sơ chế xong đổ luôn vào bình, sau đó đổ rượu theo đúng tỉ lệ ban đầu (lưu ý tỉ lệ áp dụng cho ba kích cả lõi ban đầu)
Rượu ba kích sau khi ngâm ít nhất 6 tháng mới có thể dùng ngon được, nếu dùng sớm hơn rượu sẽ chưa được ngon và có màu đẹp như ý muốn.
Rượu thành phẩm khi ngâm xong phải đạt các tiêu chuẩn như sau:
– Màu sắc tím đẹp không bị vẩn đục
– Uống rượu vào chắc rượu và có vị đặc trưng của ba kích khi ngâm bình ngâm rượu đẹp
– Uống xong không bị nhức đầu
Một số tác dụng của cây ba kích trong các bài thuốc
Huyết áp cao: Ba kích, Tiên mao, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Hoàng bá, Ðương quy, mỗi vị 12g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, thời gian điều trị là 3 tháng.
Lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh: Ba kích, Tục đoạn, Bổ cốt chi mỗi vị 12g, Hồ đào nhục 5 quả sắc uống hoặc tán bột nóng
Thận hư, dương uý, di tinh: Ba kích, Thục địa, mỗi vị 15g. Sơn thù du, Kim anh mỗi vị 12g sắc uống.
Hỗ trợ điều trị liệt dương: Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng. Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho vào bình ngâm với rượu trong vòng 1 tuần là có thể dùng được. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20ml.
Trị thận hư, đau lưng: Ba kích 16g, ngũ vị tử 6g, đảng sâm12g, thục địa 12g, nhục thung dung 12g, long cốt 12g, cốt toái bổ 12g. Tất cả các vị thuốc nghiền thành bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước.
Bổ thận, tráng dương: Ba kích 30g, thịt trai 300g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt trai rửa sạch, thái miếng. Ba kích rửa sạch. Cho tất cả vào nồi nước đã đun sôi, rồi vặn nhỏ lửa hầm khoảng 3 giờ, nêm gia vị là dùng được. Ăn cùng với cơm.
Hương Giang | Ongduong.com