Quy trình nấu rượu gạo thủ công truyền thống

Rượu gạo nấu bằng phương pháp thủ công truyền thống ngày nay được đông đảo khách hàng ưa chuộng sử dụng thay cho các loại rượu công nghiệp bởi hương vị thơm ngon đặc chưng của sản phẩm truyền thống dân tộc. Ở bài viết này Rượu Ông Đường sẽ giới thiệu tới các bạn quy trình nấu rượu gạo thủ công truyền thống nhé!

Quy trình nấu rượu gạo thủ công truyền thống

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bác quy trình nấu rượu gạo thủ công truyền thống bằng phương pháp gia truyền do Ông Đường – Nghệ nhân nấu rượu lâu năm vùng đồng bằng Bắc Bộ vẫn đang áp dụng và hàng ngày cho ra những sản phẩm thơm ngon, giới thiệu đến quý khách hàng trên toàn quốc.

Rượu truyền thống được lên men hoàn toàn từ gạo nếp

>> Có thể bạn quan tâm: Giá 1 lít rượu gạo nguyên chất

Thứ 1: Nguyên liệu

Để có được mẻ rượu thơm ngon trước hết chúng ta cần lựa chọn nguyên liệu tốt, chính là những sản phẩm rất thân thuộc với người nông dân.

  • Gạo nếp cái hoa vàng
  • Men gạo được úp từ 32 vị thuốc bắc
  • Nước giếng sâu, không nên dùng nước máy vì trong nước có Clo sẽ ảnh hưởng đến hương vị của rượu.

Nguyên liệu để sản xuất rượu gạo truyền thống

Đó là tất cả nguyên liệu để sản xuất rượu gạo thủ công truyền thống, rất đơn giản đúng không các bác? Nhưng làm sao từ nguyên liệu đơn giản đó mà cho những giọt rượu tinh túy của dân tộc mới cần một quy trình khá phức tạp mà Ông Đường đã phải mất nhiều năm mới đúc kết ra được.

>> Xem thêm giá bán Rượu nếp cái hoa vàng

Thứ 2: Quy trình nấu rượu gạo thủ công

Bước 1: Gạo nếp cái hoa vàng chúng ta nấu chín đều, sau đó tãi mỏng ra một mặt phẳng, mục đích là để cho cơm bay hơi và rắc men.

Các bước lên men rượu gạo truyền thống Việt Nam (ảnh Ruouongduong.com)

Bước 2: Vào men

Sau khi tãi cơm, trong thời gian chờ cơm nguội chúng ta đi ghiền men ra thành bột càng nhỏ càng tốt. Chúng ta chờ cho cơm bay hơi và nguội dần cho tới khi nào sờ thấy ấm tay thì bắt đầu rắc men. Trong quá trình rắc men cần lưu ý rắc đều cả 4 mặt để cho cơm ngấu đều.

>> Có thể bạn quan tâm: Rượu nếp trắng nguyên chất

Bước 3: Ủ cơm

Rắc men xong chúng ta đổ cơm vào chum sành ủ khoảng 1 tuần cho lên men, sau đó đổ thêm nước vào ủ tiếp 2 tuần.

Bước 4: Chưng cất rượu

Đây là một trong những khâu rất quan trọng trong quy trình nấu rượu truyền thống vì khâu này sẽ cho ra những giọt rượu mà chúng ta vẫn uống.

Sau 2 tuần chúng ta đổ toàn bộ cả nước, cả cái thu được vào nồi đồng sau đó dun sôi, khi nước sôi chúng ta giảm dần nhiệt độ để hơi nước không bốc lên quá nhanh, người ta gọi là bốc bã. Nguyên lý hoạt động là nước sôi, hơi nước bốc lên ngưng tụ lại thành nước chảy ra theo ruột gà, cho nên người ta vẫn gọi rượu là nước cất, do vậy các bác đã mua rượu gạo chuẩn thì chắc chắn không thể ngộ độc, các trường hợp ngộ độc rượu đa phần là uống phải rượu giả, rượu pha chế.

Bước 5: Hạ thổ rượu

Rượu gạo mới nấu ra có thể uống luôn nhưng không nên vì lúc này trong rượu còn nhiều methanol, chúng ta cần đổ rượu vào chum sành hạ thổ hoặc để chỗ có nhiệt độ mát, ổn định ít nhất 6 tháng mới nên uống.

Theo thời gian lượng methanol trong rượu sẽ giảm dần, và lúc này nồng độ rượu cũng giảm theo, uống sẽ có cảm giác êm êm, cay cay, nồng nồng…rất thú vị.

Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ tới các bạn cách nấu rượu gạo thủ công truyền thống chuẩn nhất, thơm ngon nhất. Để hiểu rõ hơn về quy trình nấu rượu cũng như các loại rượu gạo truyền thống thơm ngon của Rượu gia truyền Ông Đường xin liên hệ theo thông tin dưới đây.

HẦM RƯỢU ÔNG ĐƯỜNG
———————————
Hotline: 0904 75 3050 (Zalo,Viber)
Hà Nội: 21/77 Đặng Xuân Bảng, Hoàng Mai
Tp.HCM: 56/22 Gò Ô Môi, P. Phú Thuận, Quận 7. SĐT: 090 668 2232
Đà Nẵng: 40/25 Đặng Vũ Hỷ, Sơn Trà. SĐT: 094 224 9689

Tin Liên Quan