Cách ngâm rượu nếp cẩm tại nhà thơm ngon nhất như thế nào là câu hỏi được nhiều khách hàng gửi tới chuyên mục tư vấn của Rượu Ông Đường. Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết, để các bạn hoàn toàn có thể tự làm tại nhà. Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Cách ngâm rượu Nếp Cẩm thơm ngon
Nếp cẩm là một loại nếp có màu đẹp như lá cẩm, dùng để chế biến xôi hoặc làm rượu uống rất tốt. ở bài viết này chuyên mục tư vấn của rượu Ông Đường sẽ hướng dẫn các bạn cách ngâm rượu nếp cẩm đơn giản nhất.
Cơm rượu nếp cẩm không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn có tác dụng làm đẹp
Nguyên liệu cần có cho món ăn này
+ Gạo nếp cẩm: 500g, Men rượu: 20g, Lá sen, lá chuối hoặc giấy bạc
>> Xem thêm: Quy trình nấu rượu thủ công
Cách ngâm rượu nếp cẩm ngon nhất
Cách làm rượu nếp cẩm ngon không thể không bị tác động bởi gạo nếp cẩm. Nếu tinh ý thì bạn sẽ chọn được loại gạo này vừa ngon lại thơm. Thông thường, những loại nếp cẩm đều hạt, màu sậm, sờ gạo thấy khô và thơm thì đó là loại nếp cẩm ngon, có thể thực hiện để làm rượu nếp.
Gạo nếp cẩm có màu nâu đỏ rất tốt cho tim mạch và hệ tiêu hóa
Đầu tiên bạn cần vo sạch gạo và ngâm qua đêm với nước muối loãng. Thời gian ngâm ngắn nhất cũng phải đạt từ 8-10h. Sau khi ngâm xong bạn cho gạo ra rá và để ráo nước.
Cho nếp cẩm vào chõ xôi và thực hiện đồ xôi như thông thường. Khi xôi chín bạn cho xôi ra mâm và rải thật mỏng cho đến khi cơm nếp thật nguội.
Trong thời gian đợi cơm nếp nguội bạn sẽ bóc vỏ trấu ở men và tiến hành giã nhỏ mịn. Cho men và rây và tiến hành rắc đều lên cơm nếp than.
>> Có thể bạn quan tâm: Giá bán rượu nếp cẩm
Nếu thực hiện bằng giấy thiếc, bạn chỉ việc cho cơm nếp vào miếng giấy bạc, gói kín lại. Đặt 1 chiếc bát con vào nồi rồi đặt gói cơm nếp lên trên, đậy kín lại và để trong 2 ngày là bạn có thể dùng ngay. Với cách làm cơm rượu nếp cẩm như trên thì cơm sẽ tiết nhiều nước, thơm phức mùi rượu, ăn hơi ngọt và cay.
Với cách làm món rượu nếp cẩm bằng lá chuối bạn cho 1 lớp lá chuối rạch vài đường theo đường gân trên lá rồi cho gạo rắc men lên trên, phủ lớp lá chuối và phủ kín nilon, sau 2 ngày là có thể dùng được bình ngâm rượu.
Tác dụng của rượu nếp đối với sức khỏe
Rượu nếp là vị thuốc trong Đông y
Trong đông y nếp cẩm là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Gạo nếp cẩm nấu xôi là loại thuốc hữu hiệu giúp cho những người yếu bao tử hay bị viêm loét bao tử, khó khăn trong việc tiêu hóa cơm tẻ.
Do hạt nếp có chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng chữa một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng… Người thường xuyên ói mửa, có thể lấy một nắm nếp cẩm rang khô, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm., sẽ cho tác dụng tốt.
>> Xem thêm giá bán Rượu nếp cái hoa vàng
Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.
Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, chúng ta ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Rượu nếp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 – 60ml rất tốt.
Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Gạo làm rượu nếp rất nhiều chất dinh dưỡng
Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1.
Rượu nếp tốt cho tim mạch
Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột qụy và cao huyết áp.
Tác dụng hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu
Nghiên cứu còn cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu và có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng được loại thuốc này. Vì được làm từ gạo nếp nên rượu nếp hay cơm rượu là một món ăn ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan ngọ mà có những gánh rượu nếp bán rong quanh năm rất đắt khách, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.
Rượu nếp có tác dụng làm đẹp
Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Rượu nếp cẩm giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối khi đi ngủ, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần. Ngoài ra bạn còn có thê kết hợp giữa nếp cẩm với sữa hoặc trứng gà để làm mặt nạ giúp chăm sóc da trở nên trắng đẹp hơn mỗi ngày.
Tác dụng của rượu nếp với mẹ bầu mới sinh
Nếp cẩm vị ngọt và tính ấm có tác dụng ích khí, bổ huyết, kiện tỳ vị, bồi bổ gan thận, ngưng ho. Chúng đặc biệt tốt những người thiếu máu, hay mắc chứng hồi hộp, hụt hơi… và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.
Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.
Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con.
Canxi, axit folic và vitamin D là những chất quan trọng mà mẹ và bé đều rất cần sau khi sinh. Chúng cũng có dồi dào trong nếp cẩm.
Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Hương Giang | Ongduong.com