Muốn được thưởng thức một ly rượu thơm ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn từ chọn nguyên liệu, nấu cơm, kết hợp với men thuốc bắc, chưng cất và hạ thổ. Khi đã chưng cất được những lít rượu chuẩn rồi, muốn rượu ngon nhất và giảm những tạp chất, giảm Aldehit, Metanol… chúng ta cần hạ thổ rượu vào chum sành một thời gian.
- Rượu nếp cái hoa vàng cao cấp hạ thổ 18 tháng bằng chum sành
- Rượu nếp mới nguyên chất hạ thổ 12 tháng bằng chum sành
Để có một chum rượu ngon, chất lượng và an toàn như thế nào. Trong bài chia sẻ dưới đây, chuyên mục tư vấn của Rượu Gia Truyền Ông Đường sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi tại sao phải ngâm rượu vào chum sành? và hướng dẫn cách ngâm rượu bằng chum sành chuẩn nhất.
Sao phải ngâm rượu bằng chum sành?
Quá trình ngâm rượu (ủ rượu) thực chất là quá trình phân hóa tự làm mềm của các phân tử rượu (còn gọi là làm trơn tròn hạt rượu). Loại bỏ các tạp chất như Aldehit, Metanol… ( hay còn gọi là gai của rượu), làm cho rượu ngon hơn, êm hơn và an toàn hơn cho sức khỏe người uống. Hiện tượng đau đầu, khát nước sau khi uống rượu là do các thành tạp chất này gây ra.
Rượu Nếp Trắng Ông Đường được đựng trong chum sành
Do đặc tính của Chum Sành sản xuất là không tráng men, thành chum tuy cứng chắc nhưng lại có độ xốp nhất định. Các chất độc trong rượu như Aldehit… có thể tự thẩm thấu ra ngoài qua thành chum trong quá trình làm mềm rượu. Giúp đẩy nhanh quá trình phân hóa loại bỏ tạp chất làm trơn tròn hạt rượu. Đặc tính này không có trong các Chum Sứ tráng men, các bình thủy tinh hay can nhựa… Vì thế, bạn đã hiểu tại sao phải ngâm rượu vào chum sành chưa.
Chia sẻ cách ngâm rượu bằng chum sành chuẩn nhất
Như chúng ta đã biết, chum sành có khả năng khủ độc tố trong rượu như andehit và metanol tốt nhất, giúp người dùng rượu yên tâm hơn khi uống. Nhưng để có những hữu rượu ngon thì bạn phải biết cách sử dụng chum sành như sau:
Rượu Tài Lộc đựng bằng chum sành – Món quà quê độc đáo tặng Sếp, bạn bè, người thân
Vệ sinh chum sành sạch sẽ
Trước khi tiến hành ngâm rượu vào chum sành bạn phải tiến hành vệ sinh chum sạch thật sạch, cọ rửa chum để không có bất kỳ vết bẩn nào bám vào. Sau đó, phơi chum ra ngoài nắng, úp xuống để cho ráo nước. Đặc biệt, nên nghiêng chum so với mặt phẳng khoảng vài phân để miệng chum nhanh khô.
Đổ rượu vào chum sành
Sau khi chùm sành đã khô ráo, bắt đầu đổ rượu vào chum, trong quá trình đổ rượu nên sử dụng phễu để tránh tràn ra ngoài. Chúng ta đổ rượu tới miệng khoảng 5 cm rồi tiến hành bịt miệng chum bằng nilon rồi thiết chặt bằng dây chun và đậy nắp chum.
Hình ảnh Hầm rượu Ông Đường
Cách bịt miệng, đậy nắp chum sành
Việc đậy nắp chum rất quan trọng khi ngâm rượu bởi không cần thận sẽ làm bay hơi, mất đi vị ngon của rượu. Tùy vào dung tích của chùm sành mà chúng ta có những cách làm khác nhau, cụ thể cách buộc chum sẽ phụ thuộc vào dung tích của mỗi bình như sau:
+ Chum sành 50 lít trở lên: Đối với chum sành 50 lít trở lên, bạn nên phủ 2 đến 3 miếng nilon vào miệng chum và vuốt toàn bộ phần nilon xung quanh dưới cổ chum, dùng dây cao su kéo căng và quấn chặt phần nilon vào cổ chum.
+ Chum sành 50 lít trở xuống: Với chùm sành chứa 50 lít rượu trở xuống, bạn nên sử dụng 2 miếng nilon vào miệng chum và dùng sợi dây cột chặt, đảm bảo cho rượu không bị bay hơi. Cuối cùng dùng miếng vải đỏ phủ lên trên cùng và chiếc dây còn lại quấn quanh vào cổ chum.
Chắc chắn với những chia sẻ trên của Rượu Gia Truyền Ông Đường, bạn không chỉ trả lời được câu hỏi tại sao phải ngâm rượu vào chum sành mà còn biết cách ngâm rượu trong chum sành đúng chuẩn nhất rồi chứ.
Hương Giang | https://ongduong.com/